Thuyền đò
Nhà Hàng
Khách Sạn - Nhà Nghỉ
Cáp treo
Di tích
Từ cửa động đi xuống động, hiện nay là 120 bậc đá kê không trát mặt, đôi bên là cây rừng cao vút như đón ta với cả tấm lòng ngay thẳng. Theo truyền thuyết phong thuỷ, động Hương Tích là miệng một con rồng lớn, núi Đụn Gạo là Lưỡi Rồng. Cổ xưa từ trên cửa động xuống đến sân động phải qua hai cây cầu bắc song song bằng gỗ lim (gọi là Bạch Liên Kiều) qua hang sâu, dưới có nước (gọi là Liên trì - ao sen) rồi mới đi vào động...
“Hựu hà tất bồng châu doanh hải,
Tiểu sơn lâm mà có đại kỳ quan…”
(Thám hoa Vũ Phạm Hàm)
Sách dư địa chí của Phan Huy Chú chép: ”... Núi Hương Tích ở phía tây núi Tuyết Sơn theo khe suối đi ngược lên, leo nhiều tầng núi mới vào động .Cảnh thiên nhiên như quỷ thần tạc rất lạ và khéo, là động đẹp nhất miền Nam Hải…Tương truyền, Phật Quan Âm Bồ Tát cầm tích trượng sang phương Nam trụ trì ơ đây… mỗi năm ngày xuân về thiện nam, tín nữ ở các phương đến động dâng hương…”.Núi Hương Tích nằm ở độ cao hơn 900 mét, đường đi vào động được người dân sở tại Yến Vĩ từ buổi ban đầu mở lối kê quèn, kê bậc. Tuy đường núi quanh co, dốc cao nhưng việc đi lại cũng dễ dàng cho thập phương hành hương trẩy hội. Vẻ đẹp của cảnh núi rừng Hương Tích cũng có cả con đường “Gập ghềnh mây nối uốn thang mây..”.Với hơn 2.000 mét đường núi từ bến Trò (bến Suối) lên động Hương Tích không xa và cũng không cao là mấy ,nhưng cũng đủ để thử người chưa biết .Vào được cửa Phật kể cũng không dễ dàng khi không có chân tâm vượt khó. Lên tới cửa động, núi non quanh ta, dưới thung lũng khá sâu ngỡ như: ”Mình ta đã chọn von trên đỉnh núi ...”. Cửa động bằng đá xanh được ghép dựng lên năm Đinh Mão (1927) tuy không bề thế nhưng cũng gợi lên vẻ thâm nghiêm linh địa của động. Từ cửa động đi xuống động, hiện nay là 120 bậc đá kê không trát mặt, đôi bên là cây rừng cao vút như đón ta với cả tấm lòng ngay thẳng
Theo truyền thuyết phong thuỷ, động Hương Tích là miệng một con rồng lớn, núi Đụn Gạo là Lưỡi Rồng.
Cổ xưa từ trên cửa động xuống đến sân động phải qua hai cây câù bắc song song bằng gỗ lim (gọi là Bạch Liên Kiều) qua hang sâu, dưới có nước (gọi là Liên trì - ao sen) rồi mới đi vào động. Nhưng hai cầu Bạch Liên đã bị phá, hang sâu gọi là liên trì (ao sen) cũng bị san lấp vào năm Bính Tý (1936) theo lệnh quan Công sứ và Tổng đốc tỉnh Hà Đông lúc bấy giờ. Lối vào động, trên vách đá cao bên trái có khắc năm chữ “Nam thiên đệ nhất động” là của chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đặt bút đề tháng ba năm Canh Dần (1770) khi nhà Chúa tuần du Sơn Nam. Trong động những khối thạch nhũ to nhỏ được người xưa thổi hồn đặt tên theo hình dáng tự nhiên: Trên trần động, rủ xuống chín nhũ đá hình chín con rồng chầu một khối thạch nhũ dưới nền động, gọi là “cửu long Tranh Châu “, Núi Đụn Gạo, Cây Vàng, Cây Bạc, con trâu, con lợn, ao bèo, buồng tằm, né kén, Núi Cô, Núi Cậu và cả Bầu Sữa Mẹ thánh thót nhỏ như đếm thời gian mà du khách đến đây ai cũng mong mình may mắn có được một giọt lấy khước; xúc động trước cảnh ấy, có một nhà thơ đã viết:
“Dòng sữa mẹ thước nào đo được
Nuôi bao năm mơ ước con khôn
Nắng mưa dầu dãi sớm hôm
Bốn mùa ấp ủ cho con bốn mùa”...
Những khối thạch nhũ có hồn sinh động mang biết bao tâm linh mơ ước và kỳ vọng của con người. Thật là sự kỳ diệu của một đại kỳ quan.
Ngoài cảnh thiên nhiên tạo ra còn có cả dấu tích của bàn tay con người tô điểm từ xa xưa: chiếc bệ đá hoa sen, bốn góc bệ là hình người đóng khố, hai tay giơ lên đỡ cả khối đá tỏ sức mạnh với thời gian, năm tháng. Bệ đá này do hai bà phi tần của vương triều Lê - Trịnh công đức, không ghi rõ niên đại chỉ ghi lại quý danh:
Nội thị cung tần Trần Thi Khoan hiệu Diệu Đong Viên Khánh Chân nhân.
Vương phủ thị nội cung tần Vương Thị Đãng hiệu Diệu Chung Đức Viên Chân nhân. Văn chuông ghi: Qủa chuông đồng lớn treo ở động Hương Tích hiện nay có niên đại ất mùi (1655) đời Vua Lê Thần Tông niên hiệu Thịnh Đức năm thứ ba.
Những pho tượng đồng thờ trên tam bảo động Hương Tích là do gia đình bà Trịnh Thị Ngọc Du hiệu Diệu Hương Viên Kim Chân nhân công đức. Tượng đúc năm ất dậu (1705) niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ nhất đời Vua Lê Dụ Tông.
Năm Đinh Hợi (1767) niên hiệu Vua Lê Cảnh Hưng năm thứ 28, gia đình quan Tả Đô đốc thái phủ Liêu Quận công Vũ Đình Trác cùng phu nhân Nguyễn Thị Tân công đức đúc pho tượng Phật Bà Quán Thế Âm (nhiều tay ) thờ hàng giữa ở tam bảo động. Riêng pho tượng Chúa Bà Quan Âm tọa sơn tạc đá xanh, do gia đình ông Nguyễn Huy Nhật tước Nhật Quang Hầu và phu nhân là Nguyễn Thị Huề hiệuThiện Cơ công đức năm Qúy Sửu (1793) là một pho tượng đá quý, có những đường nét tạc khắc tuyệt đẹp dưới triều nhà Nguyễn Tây Sơn, hiện thờ giữa tam bảo.…
"Thần thông bỗng nhập vào tay khắc
Tạc vẻ từ bi đẹp lạ thường…”
Ở Động Hương Tích thờ tín ngưỡng đạo phật cùng tâm thức nhân dân đã tạo nên lễ hội dân gian có bề dày lịch sử, mang đậm đà bản sắc nền văn hoá nông nghiệp Việt Nam.