Thuyền đò
Nhà Hàng
Khách Sạn - Nhà Nghỉ
Cáp treo
Di tích
Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương , hành trình về một miền đất phật . Nơi trác tích Bồ Tát Quán Thế Âm ứng thiện tu hành , để dâng lên người một nén tâm hương, một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng hòa quyện với thiên nhiên, ở một vùng miền còn in dấu tích phật thoại và văn hóa tâm linh .
Hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313 VH/VP. Nhân dân xã Hương Sơn và du khách thập phương khi trẩy hội thường gọi với cái tên dân dã là đi chùa Hương, bởi theo “Truyện Phật Bà chùa Hương” thì nơi đây là nơi tu trì và trác tích của đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát đã được Việt hoá và danh xưng là Phật Bà chùa Hương, nghĩa là: Dấu vết thơm tho.
Ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là ngày khai hội Chùa Hương, ngày này vốn là ngày mở cửa rừng , của người dân địa phương sau này trở thành ngày khai hội. Lễ hội kéo dài đến hêt tháng 3 âm lịch.
Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam. Không giống bất kỳ nơi nào, Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc. Chính điều đó đã tạo lên một nét văn hóa của dân tộc, đó là nét văn hóa tín ngưỡng đạo phật . Có lẽ đã trải qua nhiều thế kỷ, nét văn hoá đã in đậm vào trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam ta khi đến với Chùa Hương, để rồi những tao nhân mặc khách hàng năm lại nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương, để thoả ước nguyện của mình. Trước một danh thắng như vậy các vị Vua Chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục . Năm 1770 khi Chúa Trịnh Sâm tuần thú Hương Sơn có đề khắc năm chữ lên cửa động Hương Tích “Nam Thiên Đệ Nhất Động ” (Động Đẹp Nhất Trời Nam), kỳ sơn tú thủy” (núi non đẹp lạ) và còn rất nhiều những thi nhân tới đây đã đề bút như : Chu Mạnh Trinh , Cao Bá Quát , Xuân Diệu. Chế Lan Viên , Hồ Xuân Hương .....
Chùa Hương không chỉ còn là giá trị một vùng miền, mà là di tích của quốc gia cũng là giá trị văn hóa tâm linh của một dân tộc, vì nó là giá trị sống của chuỗi phát triển văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt từ xa xưa cho tới ngày nay.
Đức, thành phố Hà Nội . Hương Sơn đựợc biết đến với địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh
- Từ Hà Nội về Hà Đông tới Ba La quý khách đi theo quốc lộ 21B tới thị trấn Tế Tiêu rẽ trái đi khoảng 12km thì tới địa phận chùa Hương. - Quý khách từ phía Nam đi ra, tới thành phố Phủ Lý thuộc địa phận tỉnh Hà Nam, qua cầu Phủ Lý rồi rẽ trái, đi tới Thị trấn Quế sau tới khu vực Chợ Dầu qua khhu vực chợ Dầu rẽ trái đi khoảng 4 km tới địa phận Chùa Hương .
Các tuyến thăm quan .
Căn cứ theo sự phân bố các điểm di tích thắng cảnh , hình thành lên 3 tuyến tham quan .
- Tuyến thứ nhất: Tuyến chính - Tuyến hương Tích
Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan - Đền Cửa Võng - Động Hương Tích – Động Hinh Bồng – Động Đại Binh
- Tuyến thứ hai: Tuyến Thanh Sơn Hương Đài
Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài - Chùa Long Vân Động Long Vân – Chùa Cây Khế
- Tuyến thứ ba: Tuyến Tuyết Sơn
Đền Trình Chùa Tuyết Sơn – Chùa Bảo Đài - Động Ngọc Long – Chùa Cá
Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Mở đầu đội múa Lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp nơi.